Cách đây 77 năm, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết
Lời kêu gọi Toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu quốc, Người nhắn nhủ:
“Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”. Không chỉ kêu gọi toàn dân
luyện tập, Bác còn gương mẫu thực hiện trước. Đến nay, mỗi lời nói, hành động
của Bác đã trở thành kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho phong trào thể dục thể
thao.
Sáng ngày 24/3/2023, Đoàn viên, thanh niên trường THPT
Thanh Hoà hưởng ứng nhiệt tình ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân huyện Bù
Đốp năm 2023 và tham gia giải chạy Việt dã truyền thống chào mừng 20 năm ngày
thành lập huyện Bù Đốp (01/5/2013-01/5/2023). Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập
đoàn TNCS hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023).
Không nằm ngoài guồng quay phát triển của TDTT
cả tỉnh Bình Phước qua từng giai đoạn, phong trào TDTT trường THPT Thanh Hòa đã
có sự chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên bứt phá với những thành tích nổi bật. Nhận
thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động TDTT trong sinh hoạt, học tập và
công tác của cán bộ, giáo viên và học sinh có chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán
bộ công nhân viên nhà trường đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động thể
thao nhằm rèn luyện sức khỏe và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa thể chất của
bản thân.
Trao giải nhất nội dung 1500m nữ
Trao giải 3000m nam
Trao giải đồng đội nữ
Kết quả nội
dung thi đấu (nữ) đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải KK; nam 01 giải nhì 3
giải KK; Đồng đội: nhất đồng đội nam và nhất đồng đội nữ.
Bác Hồ đã từng dạy “Sức khỏe là vốn quý của con
người” và khuyên mỗi người nên tham gia tập luyện thể dục mỗi ngày. Có sức khỏe
tốt và tinh thần thoải mái chắc chắn con người sẽ năng động hơn, hiệu quả công
việc sẽ tốt hơn và cảm nhận được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn./.
Trung ương Đoàn đã trao huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thiếu niên cứu 2 người trong xe hơi bị rớt xuống hồ Xuân Hương.
Chị Trần Diệp Mỹ Dung, phó bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, được ủy nhiệm của Trung ương Đoàn trao huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Nguyễn Trung Hiếu - Ảnh: M.V.
Ngày 23-3, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã trao huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho Nguyễn Trung Hiếu (17 tuổi, tạm trú phường 7, Đà Lạt), đã cứu 2 người bị mắc kẹt bên trong xe hơi bị rớt xuống hồ Xuân Hương.
Nhảy xuống hồ Xuân Hương cứu người trong đêm
Vụ việc xảy ra vào rạng sáng 21-2. Khi đó, xe hơi biển số Ninh Thuận chạy trên đường Trần Quốc Toản chở 4 người đã rớt xuống hồ.
Hai người đã mở được cửa xe hơi bơi vào bờ kêu cứu. Còn hai người bị kẹt trong xe.
Đang đi xe máy ngang qua, Hiếu đã nhảy xuống hồ, bơi ra cứu hai người đang kẹt trong xe.
Bà Nguyễn Thị Thùy Trang (41 tuổi, mẹ Hiếu) cho biết lúc rạng sáng 21-2, Hiếu liên tục gõ cửa gọi mẹ với giọng nói run rẩy. Nghe giọng nói khác thường của con, biết có chuyện chẳng lành nên người mẹ lật đật chạy ra cổng.
Lúc mở cửa, thấy Hiếu bị ướt cả người, bà Trang lo lắng hỏi đi hỏi lại Hiếu. Hiếu kể xong chuyện cứu người, bà Trang mới hết lo.
Chiếc xe bị chìm dưới hồ Xuân Hương rạng sáng 21-2 - Ảnh: Người dân cung cấp
Hiếu kể lại, lúc đó nghe người ta kêu cứu cũng không kịp suy nghĩ nhiều, thấy có thể làm được nên đã lao xuống nước.
Hiếu quê ở Long An, quanh nhà là sông nước nên từ nhỏ đã bơi giỏi. Bốn năm trước, trong một lần đi Nha Trang, Hiếu đã cứu mẹ khi đang tắm biển bị sóng kéo ra xa bờ.
Sẽ hỗ trợ việc làm cho em Hiếu
Bà Trần Thị Vũ Loan, phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt, cho biết hiện Hiếu đã không còn đi học, lại chưa được hướng nghiệp. TP đang tính toán hỗ trợ việc làm cho Hiếu.
Trước đó, UBND TP Đà Lạt cũng đã tuyên dương Trung Hiếu vì hành động dũng cảm của Hiếu.
Chị Trần Diệp Mỹ Dung, phó bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, cho hay: "Ngay khi biết tin Hiếu cứu người, chúng tôi đã rất cảm kích. Sau khi nhận được đề xuất, Trung ương Đoàn cũng nhanh chóng đồng ý trao huy hiệu cho Hiếu".
Chào mừng 92 năm ngày thành lập Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh
26/3/1931 – 26//3/2023. Sáng 20/3/2023
Đoàn trường THPT Thanh Hòatổ chức vòng
chung kết hội thi Tiếng hát học đường năm học 2022- 2023 với chủ đề Ngày hội đoàn
viên.
Diễn ra từ ngày 15/11/2022, hội thi thu hút 32 thí sinh là đoàn
viên. Trải qua vòng sơ khảo, 05 tiết mục vào vòng chung kết. Các tiết mục dự
thi năm nay được ban giám khảo đánh giá cao về nội dung và hình thức.
Hội thi không chỉ đơn thuần là sân chơi tài năng mà chứa đựng
trong đó là những bài học, những lời nhắn nhủ, nhắc nhở về tình yêu quê hương
đất nước, tình thầy trò và những tình cảm bạn bè chân chất, khó quên được thể
hiện trong những ca từ, bài hát.
Từ ngôi nhà chung "Tiếng hát học đường", tình yêu, niềm
đam mê âm nhạc của các em được chắp cánh. Đã có không ít thí sinh tự khẳng định
mình bằng tài năng, bằng sức trẻ.
Hội thi khép lại với giải nhất đơn ca thuộc về thí sinh Nguyễn Từ
Phương Linh- 12A6; giải nhì thuộc về thí sinh Yế Vy – 10A9; giải 3 là hai thí
sinh Hoài Nam- Mỹ Hoa – 10A3
Nhảy hiện đại giải nhất thuộc về liên quân 12A2,12A3; giải nhì
thuộc về lớp 10A7
Phần thưởng dành cho giải
nhất là chứng nhận của ban tổ chức, kèm theo tiền thưởng./.
Thầy giáo khởi xướng 60 năm 'Nghìn việc tốt': Giữ ngọn lửa niềm tin
“Đã 60 năm kể từ ngày phát động phong trào Nghìn việc tốt” (24-3-1963 - 24-3-2023) nhưng tôi vẫn coi Nghìn việc tốt như mới vừa phát động ngày hôm qua và bây giờ phải tiếp tục”, thầy Thìn nói.
Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Đó là chia sẻ của Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn với Tuổi Trẻ Online tại sân Trường THCS Tam Sơn (xưa là Trường cấp 2 Liên Sơn) - nơi phát động phong trào Nghìn việc tốt.
Người khởi xướng Nghìn việc tốt
Ở tuổi 83, thầy Thìn vẫn tràn đầy nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục, truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò.
Thầy Thìn cho hay, dù chỉ học hết lớp 7, nhờ tinh thần tự học, năm 18 tuổi ông đã trở thành thầy giáo trường làng. Sau đó, ông tiếp tục được phân công giáo viên tổng phụ trách Đội của Trường cấp 2 Liên Sơn (nay là Trường Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh).
Ngày 24-3-1963, thực hiện lời Bác Hồ dạy "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân", thầy trò ông đi trồng cây hai bên đường vào nhà của nhà cách mạng Ngô Gia Tự, bí thư đầu tiên của Xứ ủy Nam Kỳ, người con của huyện Từ Sơn.
Khi họp tổng kết, ông nảy ra sáng kiến, phát động phong trào "Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ", gọi tắt là "Nghìn việc tốt".
Sau đó, phong trào tiếp tục lan tỏa ra thiếu nhi miền Bắc, rồi thiếu nhi miền Nam. Ông đã đi từ Cao Bằng tới Cà Mau để nhân rộng phong trào.
"Nghìn việc tốt" không bao giờ quên
Ban đầu, phong trào được phát động trong hàng ngũ thiếu niên, nhi đồng nhằm giáo dục con người thói quen làm việc tốt từ khi còn nhỏ. Đó là các học sinh cắt phiên thay nhau chăm sóc, chép hộ bài khi bạn ốm; khi bạn bị đau chân, các em phân công nhau cõng bạn đến lớp. Về nhà, các em là người chăn thả trâu bò, vỗ béo đàn lợn, chăm sóc đàn gà, giúp đỡ cha mẹ cơm nước hằng ngày.
Từ đó, hàng loạt khẩu hiệu như "Xóm thôn nghìn việc tốt", "Gia đình nghìn việc tốt", "Lớp học nghìn việc tốt"… được lan tỏa.
Thầy Nguyễn Đức Thìn trở lại Trường THCS Tam Sơn giao lưu cùng học sinh, nhân kỷ niệm 60 năm Nghìn việc tốt - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Thầy Thìn tâm sự: "60 năm qua, Nghìn việc tốt đã giúp các em nhỏ hình thành nhân cách con người thiện tâm, luôn vì đời và vì mình mà cố gắng. Làm nghìn việc tốt là làm nhiều việc tốt để trở thành người tốt, người chân chính, người có bản lĩnh".
Với thầy Thìn, đêm 28-12-1972 là một đêm không thể nào quên. Thầy kể lại, cô giáo Nguyễn Thị Kính là học trò đầu tiên tham gia Nghìn việc tốt, chồng cô đã hy sinh ở chiến trường. Đêm 28-12-1972, giặc Mỹ ném bom hủy diệt vườn hoa Nghìn việc tốt. Ném bom trúng vào nhà cô Kính, giết chết mẹ, ba người em trai và làm bố cô bị thương.
"Chỉ vài hôm sau, cô Kính chạy ra trường nói: Các thầy cứ xếp lịch cho em đi dạy học. Tinh thần ấy chỉ có thể là tinh thần chống Mỹ cứu nước, trả thù cho những người đã mất.
Từ sự việc này, phong trào Nghìn việc tốt đã lan tỏa rất nhanh. Đảng bộ ra quyết định xây dựng các xóm quê Nghìn việc tốt từ gia đình đến cộng đồng xã hội khu dân cư'', thầy Thìn nói.
Mùa xuân 1973, rất đông nhà giáo, học sinh, nhân dân đã mở hội trại ngay trên những hố bom B52 của giặc Mỹ với khẩu hiệu vô cùng mạnh mẽ: "Mừng Việt Nam đại thắng - Mừng thắng lợi 10 năm phong trào Nghìn việc tốt".
"Lúc này, Nguyễn Thị Kim Cúc là liên đội trưởng. Sau đó Cúc được đi tham dự Trại hè thiếu nhi quốc tế ở Berlin để kể chuyện với thiếu nhi quốc tế giặc Mỹ đã ném bom vào vườn hoa Nghìn việc tốt, nhưng sức sống của Nghìn việc tốt vẫn nở hoa kết trái. Cúc đến với các bạn bè quốc tế để trồng bông hồng trong vườn hữu nghị, hòa bình, đoàn kết thiếu nhi quốc tế", thầy Thìn cho biết.
Những năm 1970, phong trào Nghìn việc tốt không chỉ được nhân rộng trên tất cả trường học trong nước mà còn được nhiều quốc gia sang học hỏi kinh nghiệm. Năm 1971, Trường cấp 2 Tam Sơn (Bắc Ninh) đã kết nghĩa với các đội viên Trường Talơman (Đức). Từ đó đến nay, hai trường của hai quốc gia vẫn giữ liên lạc với nhau. Nghìn việc tốt đã thực sự trở thành một vườn hoa tỏa hương thơm ngát.
Nghìn việc tốt "kết trái" trong trại phong Quỳnh Lập
Trong khi đang dốc hết lòng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, năm 1978 thầy Thìn phát hiện mắc bệnh phong. Khi này các ngón tay của thầy Thìn bắt đầu co lại, không cảm giác.
Không chấp nhận số phận, trong suốt 4 năm ở trại phong Quỳnh Lập, thầy vừa chữa bệnh, vừa ươm mầm Nghìn việc tốt tại đây.
"Khi vào trại phong Quỳnh Lập, thấy cảnh các em thiếu nhi phải theo người thân vào trong bệnh viện, không được học hành, mình kiến nghị với bác sĩ giám đốc bệnh viện tập hợp các em tổ chức một lớp học tình thương với tổng số 152 em", thầy Thìn kể.
Tại trại phong Quỳnh Lập, những ai từng là giáo viên, học sĩ… những người có kiến thức đang điều trị bệnh đều được thầy Thìn tập hợp tham gia giảng dạy. Sau đó thành lập thành Trường Lê Văn Tám.
Bằng ý chí, nghị lực của mình, sau 4 năm, thầy Thìn đã chiến thắng bệnh tật, trở về quê hương, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
4 năm thầy đi chữa bệnh cũng là 4 năm Nghìn việc tốt được ươm mầm và nở hoa ở một nơi vô cùng đặc biệt. Trong số các em học sinh ngày đó, nhiều em bây giờ là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên cấp 3... Thầy trò vẫn đang giữ liên lạc, thầy Thìn cho hay.
"Nghìn việc tốt" như vừa mới phát động ngày hôm qua
Thầy Thìn cho hay, Nghìn việc tốt đã trải qua 1 hoa giáp, tương đương với một đời người. Phong trào đã giữ được 60 năm lúc nào cũng như những cơn sóng dồn dập.
Với thầy Thìn, Nghìn việc tốt như mới vừa phát động ngày hôm qua, và bây giờ phải tiếp tục. Bởi thầy cho rằng, Nghìn việc tốt không bao giờ là cũ. Đó là tâm hồn Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, đó là ý thức và trách nhiệm công dân của người Việt Nam. Ý thức đó có từ tuổi thơ. Khi Tổ quốc cần thì thiếu nhi cũng sẵn sàng làm những việc lớn.
Phong trào Nghìn việc tốt được nuôi dưỡng trong suốt 60 năm qua vẫn đang đơm hoa kết trái, lan tỏa đến thiếu nhi khắp cả nước - Ảnh: NGUYÊN BẢO
"Sau 60 năm, tôi nhận ra Nghìn việc tốt là di sản văn hóa của thiếu nhi thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Nghìn việc tốt đã "phát" là "động", đã "làm" là "hăng". Nghìn việc tốt giữ ngọn lửa niềm tin. Người làm giáo dục không được bỏ lãng đi. Những thử thách càng lớn càng phải làm tốt", thầy Thìn nói.
Thầy chia sẻ thêm, trong bối cảnh hiện nay, cuộc vận động học tập làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghìn việc tốt là một phương thức hoạt động của Đội để xây dựng và duy trì hành động cách mạng, hành động để tô thắm văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới.
Thực hiện Nghìn việc tốt để không bao giờ nguội lạnh về tâm hồn, giữ một tâm hồn nồng cháy để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Chào mừng 92 năm Ngày thành
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/32-23). Sáng ngày 12/3/2023 Đoàn
trường THPT Thanh Hòa tổ chức Du khảo về nguồn “Đi về địa chỉ đỏ” tại Khu di
tích Địa đạo Củ Chi cho hơn 180 em học
sinh là hội viên xuất sắc trong năm học 2022 -2023
Trong
chuyến về nguồn, các bạn được tham quan địa đạo Củ Chi – Khu di tích lịch sử
anh hùng – nơi đã đi vào lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam như một huyền
thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Tại đây,
các bạn được xem phim tư liệu, được xuống hầm địa đạo, tham quan bếp Hoàng Cầm,
… để được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo của các cô chú trước đây.
Các bạn đã đến Đền Bến Dược thực hiện lễ kết nạp đoàn và thắp hương tưởng niệm
để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên
vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh; trong hai cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược chống Pháp và Mỹ.
Bên cạnh đó, các bạn còn tham gia sinh hoạt với các trò chơi tập thể tạo không
khí vui tươi, đoàn kết giữa các bạn Đoàn viên.
Qua chuyến du khảo về nguồn với những bài học lịch sử bổ ích, các bạn cảm nhận
được chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của "vùng đất
thép" và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng được quân
thù lớn và giàu có như Hoa Kỳ.
Sau khi kết thúc chuyến
du khảo về cội nguồn tất cả các emđều thầm nhuần đạo đức cách mạng, thấu hiểu
những công lao to lớn của thế hệ cha ông đi trước đã đánh đổi xương máu của
mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; được học tập, sinh hoạt, vui chơi
lành mạnh. Bồi dưỡng và nâng cao năng khiếu, để các em vừa học mà chơi, chơi mà
học.
Trong ngày 10//2023. Các đại biểu được nghe đồng các đồng chí trong BTV Đoàn trường quán triệt về 5 chuyên đề trọng tâm, nội dung các chuyên đề tập trung vào những vấn đề cốt lõi, nhận thức mới, tư duy mới trong các văn kiện Đại Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Hội nghị được tổ chức có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp các cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên nhà trường nắm vững nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới, quan trọng trong các Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội. Đồng thời, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đoàn, thúc đẩy các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra.
Tham dự có hơn 60 đ/c là bí thư, PBT các chi đoàn trực thuộc.
5 chuyên đề trọng tâm, tập trung vào những vấn đề cốt lõi, nhận thức mới, tư duy mới
Chuyên đề 1: Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.
Chuyên đề 2: Công tác tuyên truyền, giáo dục, phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”.
Chuyên đề 3: Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các chương trình đồng hành với thanh niên.
Chuyên đề 4: Công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
Chuyên đề 5: Công tác tổ chức xây dựng Đoàn; công tác quốc tế thanh niên; Đoàn tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị; công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo.
Áp dụng Nghị quyết cảu TƯ đoàn vào thực tế công tác đoàn tại trường học BCH đoàn trường quyết tâm xây dựng và thực hiện thành công Nghị quyết đại hội lần thứ XII.