Các ngày lễ đặc biệt trong tháng 10 ---- -|- Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 01/10 -|- Ngày Khuyến Học Việt Nam 02/10 -|- Ngày Nhà Giáo Thế Giới 05/10 -|- Ngày Giải Phóng Thủ Đô 10/10 -|- Ngày Truyền Thống Luật Sư Việt Nam 10/10 -|- Ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10 -|- Ngày Hội Nông Dân Việt Nam 14/10 -|- Ngày Truyền Thống Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam 15/10 -|- Ngày Lương thực Thế giới 16/10 -|- Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 -|- Ngày Lễ Hội Halloween 31/10

67 Năm truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐẠI HỘI TDTT CẤP HUYỆN NĂM 2022

Chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2022)

"91 năm - Đoàn ta tự hào tiến bước" là hành trình tiếp nối của các đợt hoạt động cao điểm đã thực hiện hiệu quả trong năm 2022

Ban chấp hành Đoàn trường THPT Thanh Hoà tổ chức lớp học cảm tình đoàn năm học 2020 -2021

Tải ứng dụng Thanh Niên Việt Nam từ CH Play - App Store để dự thi

Bấm vào ảnh để tham gia

Tuyên truyền "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020.

Bấm vào ảnh để tham gia

Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay vì an toàn giao thông” trên mạng xã hội VCNet.

Hoạt động nổi bật

Chụp ảnh cùng Phó Bí thư thường trực huyện Bù Đốp cùng đoàn công tác.

Hoạt động nổi bật

Đội hình tình nguyện cùng với Y Bác sĩ

Đội xe đưa rước tình nguyện

Tiếp sức mùa thi năm 2020.

Fanpage của Đoàn - Hội LHTN

Kênh thông tin của thanh niên trường THPT Thanh Hoà

Hội thi chúng em bảo về rừng năm 2020

Đội thi Khối 11 cùng quý thầy cô giáo.

Đại Hội Đoàn Trường Năm Học 2019 -2020

Khen thưởng tại Đại Hội

Đại biểu huyện Bù Đốp

Tham dự Đại Hội Hội LHTN tỉnh Bình Phước, Nhiệm kỳ:2019 - 2024

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Sáng nay 1/9, Cùng với học sinh cả nước, học sinh trường THPT Thanh Hòa tựu trường năm học 2020-2021

 

Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, sáng nay 1/9 học sinh trên cả nước sẽ tựu trường và chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2020-2021.

Ảnh minh họa

    Nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường, Bộ quy tắc ứng xử trong trường học; yêu cầu học sinh thường xuyên rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, mỗi giờ ra chơi, sau khi đi vệ sinh.

    Nhà trường tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, cán bộ, công nhân viên cài đặt ứng dụng Bluezone, cùng chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19.






Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Một số hình ảnh về trường












 


MỘT SỐ KĨ NĂNG CHO CÁN BỘ ĐOÀN - HỘI - ĐỘI



XEM TẠI ĐÂY👈👈👈💖💖💖💖💖

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

TẬP HUẤN KỸ NĂNG KHỞI NGHIỆP CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN VỚI CHỦ ĐỀ: “HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP – PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?”

 

TẬP HUẤN KỸ NĂNG KHỞI NGHIỆP CHO Đoàn viên thanh niên 

VỚI CHỦ ĐỀ: “HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP – PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?”

    Nhằm tiếp nối chuỗi các hoạt động về chủ đề Khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo của thanh niên với mục đích trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp cũng như khơi dậy niềm đam mê và mô hình hóa ý tưởng khởi nghiệp của ĐVTN; Vào lúc 8h00 ngày 28 tháng 08 năm 2020, tại Phòng Hội trường Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bù Đốp

Huyện Đoàn Bù Đốp phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tổ chức Tập huấn kỹ năng khởi nghiệp cho ĐVTN với chủ đề: “Hành trình Khởi nghiệp – Phải bắt đầu từ đâu?”

 

    Tham dự buổi tập huấn có sự hiện diện của các vị lãnh đạo, đại biểu, khách quý. Về phía đại biểu khách mời có sự tham gia của Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc – Chuyên gia cố vấn khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo, Về phía huyện Đoàn Bù Đốp có sự tham dự của đồng chí Tạ Minh Tâm- Phó bí thư huyện Đoàn. Đặc biệt, buổi tập huấn lần này đã thu hút sự quan tâm tham gia đông đảo nhất từ trước đến nay về chủ đề này với hơn 60 bạn ĐVTN đến từ các cơ sở đoàn.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc là một trong những Chuyên gia cố vấn về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp.



Chụp hình lưu niệm

Tại buổi tập huấn, Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc đã giúp các bạn ĐVTN hiểu được sự khác nhau giữa Khởi nghiệp sáng tạo với Khởi sự kinh doanh truyền thống; khởi nghiệp bắt đầu từ đâu và cần những gì; mô hình hóa những ý tưởng khởi nghiệp; cách phác họa chân dung khách hàng mục tiêu; tìm kiếm các nhà đầu tư thiên thần; phát triển đúng sản phẩm mà khách hàng mong đợi…

Kết thúc buổi tập huấn, các bạn sinh viên đã được thực hành các công cụ khảo sát thực tế dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc

Buổi tập huấn đã diễn ra thành công tốt đẹp và là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực giúp cho các bạn ĐVTN có những ý tưởng, kiến thức về khoa học kỹ thuật được học hỏi, trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp. Từ đó xác định hướng đi riêng của bản thân, tiếp tục ươm mầm và nuôi dưỡng các ý tưởng khởi nghiệp để có thể biến ý tưởng thành hiện thực, có khả năng tạo việc làm cho bản thân và cho xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà.

  Một số hình ảnh của buổi tập huấn.





 

Kiểm tra công tác Đoàn trường đầu năm

    Ngày 28/8/2020, Đoàn công tác của huyện Đoàn Bù Đốp do đồng chí Hồ Bá Toàn, huyện Ủy viên, Bí thư huyện Đoàn cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành huyện Đoàn đã có buổi làm việc với Đoàn trường THPT Thanh Hòa.

Quang cảnh buổi làm việc.

Về dự buổi làm việc có đồng chí Trương Thanh Bình – Bí thư Đảng Ủy, hiệu trưởng nhà trường, đồng chí Nguyễn Tiến Định- Phó Bí thư Đảng Ủy, phó hiệu trưởng nhà trường, các đồng chí trong BTV Đoàn trường.

            Tại buổi làm việc, Đoàn trường THPT Thanh Hòa thông tin về kết quả thực hiện công tác TN, chất lượng hoạt động cơ sở Đoàn và đội ngũ các bộ Đoàn năm học:2019 – 2020 và năm học: 2020 – 2021. Bên cạnh đó, Đoàn trường cũng đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị các nội dung liên quan đến Đoàn công tác.

    Kết luận buổi làm việc, đồng chí Hồ Bá Toàn –Bí thư huyện Đoàn, đánh giá cao sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường dành cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học của đơn vị, đồng thời đề nghị tổ chức Đoàn – Hội của trường tiếp tục phát huy những thế mạnh trong thời gian qua và chú trọng tổ chức các hoạt động thể hiện được sự năng động, sáng tạo của học sinh. Về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Thanh Hòa, nhiệm kỳ 2020 – 2021, đồng chí đề nghị Ban Thường vụ Đoàn trường cần tiếp tục hoàn thiện các nội dung văn kiện theo các góp ý của đoàn công tác; đồng thời chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết để Đại hội được tổ chức thành công.


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Trường THPT Thanh Hòa khẳng định chất lượng giáo dục

 

BP - Mặc dù có đông học sinh dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào thấp nhưng nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên chất lượng giáo dục ở Trường THPT Thanh Hòa (Bù Đốp) ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, kỳ thi THPT quốc gia những năm gần đây, trường có điểm bình quân đạt cao, trong đó có 2 thủ khoa đại học.

TRÒ CHỌN THẦY

Địa bàn huyện Bù Đốp có 2 trường dành cho học sinh bậc THPT là cấp 2-3 Tân Tiến và THPT Thanh Hòa. Trong đó, Trường THPT Thanh Hòa vùng tuyển sinh khá rộng với 5/7 xã, thị trấn toàn huyện, gồm các xã: Thanh Hòa, Hưng Phước, Phước Thiện, Thiện Hưng và thị trấn Thanh Bình. Dù vậy, tỷ lệ tuyển sinh hằng năm vẫn không đạt chỉ tiêu tỉnh giao. Hiệu phó Nguyễn Ngọc Huân cho biết: Chỉ trừ những em bị điểm liệt, số còn lại đều trúng tuyển vào lớp 10 của trường nhưng mỗi năm chỉ tuyển sinh trên dưới 340 em/380 chỉ tiêu cấp trên giao. Ngoài chất lượng đầu vào thấp, trường có hơn 20% học sinh dân tộc thiểu số, mỗi năm khoảng 150 học sinh thuộc diện nghèo, khó khăn cần quan tâm, hỗ trợ. Năm học 2019-2020, trường có 998 học sinh/32 lớp, so với năm học 2018-2019 tăng 10 học sinh nhưng giảm 6 lớp.




Học sinh lớp 12, Trường THPT Thanh Hòa (Bù Đốp) trong giờ học môn Toán

Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, trường thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đối với học sinh thuộc diện gia đình chính sách, khó khăn, trường miễn giảm tiền học thêm; những học sinh vượt khó học tốt, trường vận động trao học bổng, mỗi năm gần 100 triệu đồng. Những năm qua, trường thực hiện phong trào “chống chay học” rất hiệu quả, do thầy Nguyễn Anh Huy, nguyên Hiệu trưởng trường khởi xướng. Những học sinh nguy cơ bỏ học, lãnh đạo trường cùng Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em và gia đình để tìm giải pháp tháo gỡ. Nếu học sinh gặp khó khăn về kinh phí, tư trang học tập, phương tiện đi lại thì trường vận động hỗ trợ; nếu khó khăn được giải quyết mà học sinh vẫn không còn động lực đi học thì vận động chuyển sang học nghề. Vào tiết chào cờ đầu tuần, đoàn thanh niên tổ chức cho các lớp thi kể chuyện về gương người tốt, việc tốt, nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập, qua đó lan tỏa những hành động đẹp, việc làm tốt trong toàn trường. Từ những cách làm này đã tạo điểm nhấn ở Trường THPT Thanh Hòa, đó là học sinh rất nền nếp, chăm ngoan, luôn chấp hành đúng nội quy, quy chế trường đề ra; nhiều năm liền không xảy ra tình trạng bạo lực học đường hay mắc các tệ nạn xã hội.

Hiện trường có 101 cán bộ, giáo viên, trong đó 93 giáo viên đứng lớp. Phần lớn giáo viên đang trong “độ chín” nên yêu nghề, với tuổi đời trên dưới 40. Ở trường, giáo viên không được chọn lớp, chọn học sinh mà học sinh được chọn thầy. Hằng năm, trường lấy ý kiến, tâm tư nguyện vọng của học sinh về các mặt hoạt động của trường, của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thông qua phiếu khảo sát. Qua kết quả khảo sát, Hội đồng sư phạm trường họp bàn chấn chỉnh lại nội quy, quy chế hoạt động; đồng thời phân công giáo viên theo nguyện vọng của học sinh nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, qua đó nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề giáo và tạo sự hứng thú say mê học tập của các em. Những giáo viên được học sinh tín nhiệm, trường phân công dạy lớp chất lượng cao, cuối cấp và ngược lại. Từ kết quả sau 1 năm học lớp 10, tùy vào thành tích, năng lực, sở trường của các em trường phân thành nhóm, lớp để đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Buổi sáng học chính khóa, buổi chiều bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém.

ĐỔI MỚI DẠY HỌC

Nhằm đánh giá đúng chất lượng dạy và học, Ban giám hiệu trường chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em phù hợp từng môn học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Trường THPT Thanh Hòa (Bù Đốp) được xây dựng mới, đưa vào hoạt động từ đầu năm học 2019-2020

Trong 2 năm học liền (2016-2017 và 2017-2018), tỷ lệ tốt nghiệp của Trường THPT Thanh Hòa đều đạt 100%; năm học 2018-2019 đạt 98,75%, cao hơn bình quân chung của tỉnh. Đặc biệt, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, trường có 2 em đạt điểm thi theo khối cao nhất tỉnh là Giang Văn Thìn, thủ khoa khối A với tổng 25,65 điểm (Toán 8,4, Lý 8,75, Hóa 8,5); Ngô Thị Thiên Thảo, thủ khoa khối C1 với tổng 24,25 điểm (Toán 8, Văn 7,5, Lý 8,75). Kỳ thi Olympic 19/5, năm học 2018-2019, trường đoạt 44 huy chương (2 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 30 huy chương đồng). Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh năm học 2019-2020, trường đoạt 23 giải (2 giải nhì, 7 giải ba, 14 giải khuyến khích), tăng 7 giải so với năm học 2018-2019.

Cô Huỳnh Thị Minh Hạnh, Tổ phó Tổ Văn cho biết: Những năm gần đây, cấu trúc đề thi thay đổi, thường đề cập đến các vấn đề thời sự nóng hổi mà cả xã hội quan tâm. Vì thế, người thầy cũng cần phải thay đổi phương pháp dạy, linh hoạt vận dụng kiến thức thực tế trong cuộc sống lồng ghép vào bài giảng. Song song đó, đề thi cũng phải thay đổi theo hướng “đề mở” để học sinh bày tỏ chính kiến, nhận định về các vấn đề xã hội mình quan tâm. Ngoài ra, nội dung chương trình dạy học hiện nay cũng cần thay đổi, như những vấn đề có lượng kiến thức nhiều, tính chất quan trọng, liên quan đến thi cử thì dành nhiều thời gian để phân tích, khai thác sâu; ngược lại, những vấn đề không thật sự cần thiết, mang tính tham khảo, xã hội ít quan tâm thì có thể lướt qua. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cắt xén nội dung chương trình, thời lượng. Nhờ linh hoạt đổi mới dạy học, trong các kỳ thi THPT quốc gia, môn Văn của học sinh Trường THPT Thanh Hòa không có điểm liệt, hằng năm điểm bình quân đều trên trung bình và cao hơn điểm bình quân chung của tỉnh. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, điểm bình quân môn Văn đạt 5,27, cao hơn điểm bình quân chung của tỉnh 0,03.

Khác với những năm học trước, đầu năm học 2019-2020, thầy trò Trường THPT Thanh Hòa vui mừng vì được dạy - học ở trụ sở mới khang trang, đồng bộ, bề thế. Trường được xây dựng ở khu đất mới với diện tích 2 ha, gồm 3 dãy lầu. Trong đó, 1 dãy 30 phòng học lý thuyết; 1 dãy lầu 8 phòng học bộ môn và 1 dãy lầu khối hiệu bộ, hội trường. Ngoài ra còn có cổng, hàng rào, nhà xe, sân trường và các hệ thống tổng thể đi kèm. Tổng kinh phí hơn 37 tỷ đồng, ngân sách tỉnh cấp. Thầy Trương Thanh Bình, Hiệu trưởng trường chia sẻ: Để đạt chuẩn theo quy định, trường còn thiếu một số công trình, hạng mục cần đầu tư xây dựng bổ sung. Dù vậy, có được ngôi trường mới là niềm vui, hạnh phúc lớn đối với thầy và trò. Phát huy những thành quả đạt được cùng với ngôi trường mới sẽ là điều kiện thuận lợi, động lực để thầy, trò phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trong thời gian tới.

Vũ Thuyên

Tấm lòng với học trò nghèo


    Võ Khanh Duy, nhà ở xã Minh Lập là học sinh học giỏi, chăm ngoan, tích cực với các hoạt động của Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Chơn Thành. Ước mơ của em là được học ngành Công nghệ thông tin, Trường đại học FPT TP. Hồ Chí Minh và kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 em đã trúng tuyển với điểm khối A đạt 21,5. Tuy nhiên, ước mơ của em đành gác lại bởi chi phí học ngành công nghệ thông tin quá lớn so với khả năng của gia đình…

Thầy Nguyễn Thanh Hải trong giờ lên lớp

    Như một phép màu, biết được câu chuyện của Duy, một thầy giáo đã gặp gỡ, chia sẻ khó khăn, đồng thời tặng em 30 triệu đồng từ tiền cá nhân giành dụm được đễ động viên em đến với giảng đường đại học. Hiện Duy đang học năm nhất của Trường đại học FPT với kết quả học tập tốt. Người thầy hết lòng vì học trò nghèo ấy chính là Nguyễn Thanh Hải, Phó bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Chơn Thành – trường mà trước đây Duy theo học.

Không chỉ nêu gương bằng hành động cụ thể, thầy Hải cùng các giáo viên trong trường vận động các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, phụ huynh giúp học sinh nghèo, khó khăn vươn lên học tập tốt. Trong 2 năm học 2018-2019 và 2019-2020, trường đã vận động 108 triệu đồng cùng 9 chiếc xe đạp, 2.300 quyển tập tặng các em.

    Từng đứng top cuối tỉnh về chất lượng, nhưng những năm gần đây thương hiệu về chất lượng giáo dục của Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm từng bước được nâng lên và khẳng định. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100% và năm 2019 đạt 99,02%. Nhiều học sinh đậu đại học điểm cao, như em Nguyễn Thị Duyên, lớp 12A1, kỳ thi năm 2018 đạt 24,75 điểm, thủ khoa khối C địa bàn Chơn Thành; em Võ Trần Hương, lớp 12A1, kỳ thi năm 2019 đạt 24 điểm khối C. Hiện 2 em đang là sinh viên Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Đạt được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của cả tập thể giáo viên và học sinh của nhiều khóa học, trong đó thầy Hiệu phó Nguyễn Thanh Hải là một hạt nhân điển hình.

    Thầy Hải cho biết: Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có 637 học sinh/18 lớp; trong đó, khối THCS 296 em/8 lớp, khối THPT 341 em/10 lớp. Vùng tuyển sinh bậc THPT khá rộng gồm các xã: Nha Bích, Minh Thắng, Minh Lập và Quang Minh. Tuy nhiên, do đứng chân ở giữa 3 trung tâm là Chơn Thành, Đồng Xoài và Hớn Quản nên khó thu hút học sinh khá giỏi, có điều kiện về học. Những năm qua, chỉ trừ những em bị điểm liệt, số còn lại đều trúng tuyển vào trường nhưng số lượng nhập học vẫn không đạt so với chỉ tiêu. Ngoài chất lượng đầu vào đạt thấp, nhiều học sinh ở xa trường, hoàn cảnh gia đình khó khăn cần được quan tâm, hỗ trợ. Riêng năm học 2019-2020, trường có 117 học sinh con em hộ nghèo, khó khăn. Với 2 bậc học nhưng hiện nay ban giám hiệu trường chỉ có 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó, trong khi đó đơn vị không có bảo vệ. Vì thế, làm sao vừa nâng cao chất lượng giáo dục vừa duy trì sỹ số, đảm bảo an ninh, an toàn trường học là bài toán khó.

Để nâng cao chất lượng việc làm đầu tiên là quản lý chặt chẽ học sinh. Vì thế, những năm qua trường xây dựng đội ngũ giám thị, thực hiện điểm danh học sinh đầu giờ học. Nếu học sinh vắng, giám thị gọi ngay cho phụ huynh nắm bắt tình hình, vận động các em ra lớp. Song song đó, trường chú trọng và đẩy mạnh đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm tạo sự hứng thú, say mê học cho các em. Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, trường đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, vui nhộn thay thế cho hoạt động cắm trại vốn tốn kém cho học sinh và phụ huynh. Dù phải đảm nhận nhiều công việc nhưng, Ban giám hiệu luôn sắp xếp thời gian dự giờ, thăm lớp để góp ý, chia sẻ kinh nghiệm hay với đồng nghiệp. Đặc biệt, các lớp cuối cấp, tôi đều trực tiếp đứng lớp để ôn tập, bồi dưỡng cho các em đạt thành tích cao trong các kỳ thi.

    Ngoài nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, những cách làm hay, sáng tạo của thầy Hải đã góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, những năm gần đây không quá 1%. Thầy nhiều năm liền là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng nghiệp và học sinh quý mến, tin yêu. “Đồng chí Hải luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, đã có nhiều sáng kiến, hiến kế cho hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường” - thầy Nguyễn Châu Vĩnh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đánh giá.

16 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” là ngần ấy thời gian thầy Nguyễn Thanh Hải, giáo viên môn Lý, Phó bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm nỗ lực phấn đấu hết mình, vì học trò nghèo. Ngoài đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục, những năm qua thầy còn là điểm tựa vững chắc cho học trò nghèo, luôn tìm mọi giải pháp giúp các em vươn lên học tập tốt. Các thầy, cô giáo, phụ huynh và đông đảo học sinh đều thấy vui và nhận thấy thầy Hải thật xứng đáng khi trở thành điển hình trong học và làm theo Bác được tỉnh tuyên dương năm 2020.

Vũ Thuyên

 





Nghi thức hội LHTN Việt Nam

 

DS TRÚNG TUYỂN VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT THANH HÒA NH:2020 -2021

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Áo xanh tiếp sức mùa thi 2020

Áo xanh tiếp sức mùa thi 2020 
 Sáng ngày 09/8/2020, 41 đội thanh niên tình nguyện trên toàn tỉnh Bình Phước với 600 ĐVTN đã ra quân hỗ trợ thí sinh và người nhà thí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
ĐVTN tham gia nấu ăn phục vụ các thi sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại điểm thi Trường THPT Thanh Hòa Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bình Phước có 26 điểm thi được đặt ở 11 huyện, thị, thành phố cùng với sự tham gia của 9.819 thí sinh. Điểm thi đặt tại trường THPT Thanh Hòa là điểm thi lớn thứ 2 trong tỉnh. Các hoạt động “Tiếp sức mùa thi” đã được các đơn vị khẩn trương triển khai, đảm bảo cho thí sinh tham gia kỳ thi được thuận lợi nhất.
    Nhằm góp phần cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 tại các điểm thi trong toàn tỉnh, đều có đội ngũ y bác sỹ đo thân nhiệt cho các thi sinh vào tham dự kỳ thi và các đội hình thanh niên tình nguyện hướng dẫn người thân của các thí sinh đăng ký cài đặt ứng dụng Bluezone. Năm nay, các đội hình tình nguyện tập trung hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh về chỗ ăn, nghỉ; phân luồng an toàn giao thông; tổ chức các địa điểm tư vấn thi; hỗ trợ nước uống miễn phí; các điểm giữ xe miễn phí; thành lập các đội xe ôm miễn phí, tổ chức nấu ăn cho các thí sinh khó khăn và chỗ ở miễn phí khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, tại các điểm tiếp sức, tình nguyện viên đã hỗ trợ xe tình nguyện đưa, đón cho hơn 180 thí sinh, phối hợp với công an điều tiết giao thông, phát nước, trà đá miễn phí cho phụ huynh học sinh tại khu vực chờ; hỗ trợ hơn 2.410 suất cơm trưa cho thí sinh dự thi; hỗ trợ hơn 15.100 chai nước suối, 50 chỗ ở qua đêm cho phụ huynh và các thí sinh ở xa; phát miễn phí hơn 4.260 hộp sữa, 1.673 quạt cầm tay, hơn 2.000 khăn lạnh; tư vấn hướng dẫn cho hơn 500 thí sinh, phát hơn 1.712 tờ rơi, bản đồ cho học sinh, hướng dẫn sơ đồ phòng thi, hỗ trợ các dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn... 
     Trao đổi tại các điểm thi, đồng chí Mai Xuân Tuân Phó bí thư thường trực huyện Bu Đốp cùng đoàn công tác đã thăm hỏi, ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động, chu đáo của các đội thanh niên tình nguyện đã tạo điều kiện vật chất, hỗ trợ tốt nhất cho các thí sinh. Đồng thời, mong muốn các đội hình thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần xung kích tình nguyện, cống hiến, trách nhiệm để hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh trong kỳ thi THPT năm 2020. Đồng chí cũng nhắc nhở, lưu ý các bạn tình nguyện viên trong quá trình tiếp sức mùa thi cần tuân thủ các quy định của Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các điểm thi; làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong kỳ thi. Một số hình ảnh tiêu biểu:

    ĐVTN hướng dẫn thân nhân của các thí sinh cài đặt ứng dung Bluezone Đội ngũ y bác sỹ đo thân nhiệt cho các thí sinh trước khi bước vào khu vực thi.

Lịch tựu trường, lịch học mới nhất của 48 tỉnh, thành phố, cập nhật 20.8

Học sinh Hà Nội sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 1.9.2020.
    Lễ khai giảng được tổ chức thống nhất trên toàn TP.Hà Nội vào ngày 5.9.2020. Ngày 20.8, UBND TP.Hà Nội có quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố. Cụ thể, ngày tựu trường của tất cả các cấp học, ngành học sớm nhất vào ngày 1.9.2020. Lễ khai giảng được tổ chức thống nhất trên toàn thành phố vào ngày 5.9.2020. Năm học dự kiến kết thúc trước ngày 31.5.2021. Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo các cấp học, ngành học thực hiện nghiêm túc khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021; đề xuất UBND TP quyết định thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Tại Bình Định, các trường tiểu học, mầm non tựu trường ngày 3.9.2020; các trường THCS, THPT tựu trường ngày 1.9.2020; giáo dục thường xuyên tựu trường ngày 4.9.2020. Ngày 5.9, các trường trên địa bàn đồng loạt khai giảng. Kết thúc học kỳ I trước ngày 10.1.2021; kết thúc học kỳ II trước ngày 25.5.2021; kết thúc năm học trước ngày 31.5.2021. UBND tỉnh Bình Định cũng lưu ý, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT có trách nhiệm tham mưu, đề xuất điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch và chương trình năm học, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo. UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định ngày 1.9.2020, học sinh sẽ tựu trường, khai giảng năm học ngày 5.9.2020, bắt đầu giảng dạy đối với các cấp học từ ngày 7.9.2020. Giám đốc Sở GDĐT Quảng Ngãi quyết định, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức khai giảng phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19, hướng dẫn cụ thể ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định; cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học theo quy định.
    Khung kế hoạch thời gian năm học đã được công bố trên trang thông tin điện tử các sở GDĐT. Một số địa phương đến nay vẫn chưa ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, dù năm học mới sắp bắt đầu. Thời điểm cụ thể của các tỉnh có thể bị thay đổi theo diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Theo quy định của Bộ GDĐT, năm học 2020-2021, thời gian tựu trường của các địa phương không được sớm hơn 1.9.2020. Tổ chức khai giảng thống nhất trên cả nước vào ngày 5.9.2020. Kết thúc học kỳ I trước ngày 16.1.2021, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25.5.2021 và kết thúc năm học trước ngày 31.5.2021.

Phần mềm hỗ trợ dạy online

Tài liệu hướng dẫn khai thác công cụ dạy học online

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Bàn giao công trình Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Bù Đốp

Bàn giao công trình Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Bù Đốp
BPO - Ngày 26-6, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước bàn giao công trình Trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS huyện Bù Đốp cho Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Bù Đốp. Mặt trước Trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS huyện Bù Đốp Công trình Trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS Bù Đốp được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2017-2020, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp làm chủ đầu tư. Quy mô đầu tư xây dựng hạng mục công trình gồm: khối phòng học (8 phòng) 1 trệt, 2 lầu; khối hành chính quản trị và phục vụ học tập; khối ký túc xá nam - nữ (1 trệt, 1 lầu); nhà công vụ giáo viên; khu nhà bếp nhà ăn; khu vực nhà để xe và một số hạng mục khác... Diện tích xây dựng của công trình là 2.866,53m2, được trang bị đầy đủ các thiết bị hệ thống các phòng học, hệ thống điện, nước và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Chủ tịch UBND huyện Bù Đốp Đoàn Văn Thảo và đại diện các đơn vị tham quan phòng dạy tin học Trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS huyện Bù Đốp Tổng kinh phí đầu tư công trình là 45 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 là 44 tỷ 100 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh 900 triệu đồng. Công trình dự kiến đưa vào hoạt động đầu năm học 2020-2021. Việc xây dựng và đưa vào sử dụng công trình Trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS huyện Bù Đốp nhằm phát triển hệ thống theo hướng trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo các điều kiện đặc thù, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Phấn đấu đưa Trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS huyện Bù Đốp trở thành trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Phát động chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020

Phát động chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 sẽ tuyên dương các giáo viên là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc có quy mô dân số dưới 10.000 người, đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Sáng 13/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy Ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long đã tổ chức Họp báo Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực TƯ Đoàn, Chủ tịch TƯ Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long dự và chủ trì. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước và xã hội, hệ thống giáo dục ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân; các em học sinh trong độ tuổi đi học đều được cắp sách tới trường, được vui chơi và học tập để nuôi dưỡng những ước mơ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Có được những thành công đó, phải kể đến sự đóng góp bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết đối với việc sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Năm 2020, Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” sẽ tuyên dương các giáo viên là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cá nhân được tuyên dương phải là người có đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật; có trình độ chuyên môn, có khả năng truyền cảm hứng trong công tác dạy học được phụ huynh, nhà trường, các cơ sở giáo dục và xã hội ghi nhận; thời gian tham gia công tác dạy học trực tiếp tối thiểu là 03 năm. Chương trình sẽ ưu tiên các thầy giáo, cô giáo là người dân tộc thiểu số có quy mô dân số dưới 10.000 người; giáo viên có hoàn cảnh khó khăn; giáo viên có thời gian giảng dạy lâu năm; giáo viên trẻ tình nguyện lên vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn dạy học và có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giáo dục. 132417756108732912 z2022881918330 5e63315e331c6c0653a44558d0220a00 Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực TƯ Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cho biết, điểm mới của Chương trình năm nay đó là ngoài các gương thầy giáo, cô giáo theo giới thiệu, đề xuất từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố, Ban Tổ chức Chương trình còn đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương giới thiệu. Ban Tổ chức Chương trình sẽ thành lập Hội đồng xét chọn để lựa chọn ra các tấm gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương. Bên cạnh đó, năm nay, Ban Tổ chức Chương trình sẽ vận động các đơn vị xây dựng ít nhất 01 nhà công vụ cho giáo viên đang dạy học ở trường học điểm lẻ ở vùng cao biên giới... Các giáo viên được tuyên dương sẽ được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; biểu trưng của Chương trình và Sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và nhiều phần thưởng giá trị cùng hình thức khen thưởng khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Dân tộc. Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 sẽ nhận hồ sơ xét tuyên dương từ ngày 13/8/2020 đến hết ngày 13/10/2020. Hồ sơ gửi về Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bìa hồ sơ ghi rõ: Tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”năm 2020). Dự kiến Lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2020 tại Thủ đô Hà Nội với các hoạt động ý nghĩa. Đây là hoạt động thiết thực triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hàng năm. Sau 05 năm triển khai, Chương trình đã tuyên dương 277 thầy giáo, cô giáo công tác ở các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; các huyện đảo, xã đảo; thầy giáo mang quân hàm xanh là các sỹ quan, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng; các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh khuyết tật và các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh dân tộc thiểu số. Các thầy giáo, cô giáo được tuyên dương là những người có những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...Chương trình nhận được sự quan tâm sâu sắc của đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và toàn thể xã hội.

Bình Phước: Ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2020

Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tại Bình Phước sẽ diễn ra trong tháng 7 và tháng 8 với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa. Bình Phước ra quân chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2020 /// H.G Bình Phước ra quân chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2020 H.G Ngày 4.7, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Phước phối hợp UBND huyện Đồng Phú đã tổ chức lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2020; hưởng ứng chương trình "vì một Việt Nam xanh" và triển khai mô hình “chợ dân sinh giảm rác thải nhựa”. Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2020 với chủ đề “Thanh niên Bình Phước sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng” sẽ diễn ra trong tháng 7 và tháng 8 tại các xã về đích nông thôn mới năm 2020, các xã biên giới đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số với phương châm mỗi tổ chức cơ sở Đoàn một hoạt động tình nguyện, mỗi đoàn viên thanh niên góp phần xây dựng ít nhất một công trình, phần việc trong chiến dịch. Bình Phước: Ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2020 - ảnh 1 Vườn cây thanh niên được xây dựng vì một Việt Nam xanh H.G Tại chương trình, ban tổ chức trao tặng 500 cây xanh cho huyện Đoàn Đồng Phú; trao tặng 05 công trình “thắp sáng đường quê”, 10 tuyến đường “ánh sáng biên cương” cho các huyện biên giới với tổng trị giá 350 triệu đồng. Cũng tại chương trình, nhiều đội hình thanh niên tình nguyện cũng được thành lập và ra mắt như: Đội hình dạy tiếng Anh cho thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; Đội hình tuyên truyền về tác hại và công tác phòng chống ma túy; đội hình “Tiếp sức mùa thi”, “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ”, “Kỳ nghỉ hồng”, “Hành quân xanh”… Anh Trần Quốc Duy, Bí thư tỉnh đoàn, nhấn mạnh: “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè là môi trường để đoàn viên thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tình nguyện của thanh niên thông qua các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng gia đình chính sách, các đối tượng yếu thế, khó khăn trong xã hội”.

Bình Phước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cơ bản diễn ra an toàn và nghiêm túc

Bình Phước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cơ bản diễn ra an toàn và nghiêm túc
Ông Lý Thanh Tâm, Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh cho biết, về cơ bản kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã diễn ra an toàn và nghiêm túc. Các thí sinh tại điểm thi trường THPT Hùng Vương vui vẻ sau khi hoàn thành 2 ngày thi tốt nghiệp THPT 2020 Tuy nhiên, Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh cũng xác nhận, trong môn thi Địa vào buổi sáng 10/8, tại điểm thi Trường THPT Hùng Vương, một thí sinh đã bị thanh tra Bộ Giáo dục – Đào tạo lập biên bản do mang điện thoại vào phòng thi và đình chỉ thi đối với trường hợp này. Ông Lý Thanh Tâm cũng cho biết đến trưa ngày 11/8 một trường hợp thi bổ sung tốt nghiệp THCS năm 2020 môn địa lý cũng đã hoàn thành bài thi tại điểm thi trường THPT Phú Riềng bằng đề thi dự phòng. Trước đó, trong buổi sáng 10/8, tại điểm thi này thí Sinh Trần Thị Kim Trang là học sinh giỏi của trường nghĩ mình được miễn thi và báo với giám thị là không dự thi môn địa lý. Tuy nhiên, sau buổi thi giám thị đã phát hiện trường hợp này vẫn có danh sách dự thi. Tuy chỉ có 1 thí sinh dự thi nhưng hội đồng thi vẫn thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bào an toàn, nghiêm túc theo đúng quy định. Ngoài 2 sự cố trên, thì trong 2 ngày qua 9 và 10/8, tất cả các thí sinh còn lại tại 26 điểm thi trong toàn tỉnh đã hoàn thành các bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đảm bảo an toàn, nghiêm túc. Thông tin từ Hội đồng thi tốt nghiệp THPT Sở GD&ĐT Bình Phước năm 2020, thì cơ bản 26 điểm thi trong toàn tỉnh trong đó có 4 điểm thi tại thành phố Đồng Xoài không phát hiện trường hợp thí sinh hoặc giám thị nào vi phạm quy chế thi. Riêng các trường hợp vắng thi tại điểm thi trường THCS Tân Xuân là các trường hợp được miễn thi của trường THPT chuyên Quang Trung. Các trường hợp vắng thi còn lại là các thí sinh tự do, các trường hợp này tuy nằm trong tổng số thí sinh dự thi, nhưng các em chỉ thi các môn mà các em đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học. Thông tin chung từ hội đồng thi sở GD&ĐT Bình Phước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có 9745 thí sinh đăng ký dự thi. Ngoài 26 điểm thi chính thức, với 438 phòng thi, hội đồng thi tỉnh còn chuẩn bị 52 phòng thi dự phòng. Các phòng thi đều đã được trang bị bàn ghế ngồi đủ cho 24 thí sinh dự thi và đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh theo quy định. Tuy nhiên, trong 2 ngày thi các điểm thi trong tỉnh không cần sử dụng đến các phòng thi dự phòng. Trong 2 ngày thi, tỉnh Bình Phước ghi nhận 2 trường hợp bị tai nạn giao thông trước đó nên đã được xét đặc cách, 1 trường hợp thí sinh bị ngộ độc thực phẩm phải nghỉ buổi thi môn Toán, 6 trường hợp thí sinh được miễn thi của 2 trường chuyên.

Học sinh làm gì để tránh mắc COVID-19 tại nhà, ký túc xá và trường học?

 

Học sinh làm gì để tránh mắc COVID-19 tại nhà, ký túc xá và trường học?

Ngày 13/3, Bộ Y tế tiếp tục có khuyến cáo phòng bệnh COVID-19 đến cộng đồng. Dưới đây là Khuyến cáo Những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày và Khuyến cáo Những việc học sinh cần làm tại trường hàng ngày.

Trước đó, ngày 26/2/2020, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 914/BYT-MT tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá.

Bộ Y tế đã và đang phát triển các nội dung Khuyến cáo, Hướng dẫn và sản phẩm truyền thông nhằm xây dựng các thông điệp chi tiết đến từng đối tượng cụ thể.

Bộ Y tế cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phát triển các nội dung và sản phẩm truyền thông cho các nhóm đối tượng trong trường học.

Dưới đây là Khuyến cáo Những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày và Khuyến cáo Những việc học sinh cần làm tại trường hàng ngày.

Tại nhà, ký túc xá trước khi đến trường

1. Cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên thực hiện các hoạt động sau để tăng cường sức khỏe cho học sinh và bản thân sinh viên, học viên:

- Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.

- Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

- Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

2. Đối với trẻ em mầm non, học sinh: cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

3. Đối với sinh viên, học viên: Tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà; Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Sinh viên, học viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

4. Giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường, người lao động làm việc tại ký túc xá tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Giáo viên, cán bộ công nhân viên không được đến trường, người lao động không đến ký túc xá nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Tại trường

Trước khi học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi tắt là học sinh) quay trở lại học, nhà trường phải thực hiện những nội dung sau:

- Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi học sinh có một cốc nước dùng riêng, được vệ sinh sạch sẽ. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường. Nếu nhà trường cung cấp khăn mặt, khăn lau tay cho học sinh thì phải đảm bảo mỗi học sinh có 1 khăn riêng và giặt sạch khăn với xà phòng sau mỗi ngày học.

- Bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch; Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; Đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.

- Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.

- Tập huấn cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 như: sốt, ho, khó thở.

- Trước khi học sinh đi học trở lại, thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để nhà trường tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về các nội dung sau:

+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe của học sinh và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà;

+ Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, biểu hiện sốt, ho, khó thở của học sinh trước khi đến trường và thông tin ngay cho nhà trường khi học sinh có các biểu hiện sốt, ho, khó thở (yêu cầu bắt buộc);

+ Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại các nhà trường, ký túc xá để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.

- Nhà trường cần đảm bảo môi trường trường học an toàn, vệ sinh khử khuẩn trường học, giám sát chặt chẽ sức khỏe học sinh để học sinh không phải đeo khẩu trang y tế tại trường học.

Trong thời gian học sinh ở trường:

Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm; Từng lớp tổ chức chào cờ tại lớp học. Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.

Nhà trường quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung sau:

- Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi thấy tay bẩn.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay; Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay, gối, chăn...

- Nghiêm cấm học sinh khạc nhổ bừa bãi.

Hàng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh xem có cảm thấy sốt, ho, khó thở, mệt mỏi không (đối với trẻ mầm non thì hỏi cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ). Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.

Trong thời gian học:

- Khi giáo viên, nhân viên y tế nhà trường phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế tại nhà trường có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh nêu trên.

- Khi giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế nhà trường thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý đồng thời cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường nêu trên.

Nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường; Cha mẹ học sinh không được vào trong trường; Bảo vệ tại nhà trường, ký túc xá hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường, ký túc xá.